CHỨC NĂNG
Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế và truyền thông, tư vấn và dịch vụ về chính sách công và phát triển nông thôn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
(1). Đào tạo các trình độ của giáo dục đại học khi Trường đảm bảo điều kiện để được mở ngành đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học: Ngành Chính sách công; Ngành Quản lý công; Ngành Phát triển nông thôn; Ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp.
(2). Nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu: Chiến lược và chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thể chế phát triển bền vững trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phát triển lý luận làm cơ sở khoa học phục vụ công tác hoạch định, thực thi, đánh giá về chính sách công, quản lý công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Quản lý tài sản, tài chính công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; Quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững các hệ sinh thái; Dự báo nguồn nhân lực cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, phát triển kinh tế nông thôn.
(3). Tư vấn đánh giá thực tiễn để đề xuất nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể về: Chính sách công, quản lý công, quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX); Ngành nghề nông thôn; Du lịch nông thôn; Khuyến nông; Phát triển thị trường nông sản; Chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản và diêm nghiệp; Quản trị kinh doanh nông nghiệp, quản lý doanh nghiệp, HTX, trang trại; Quản lý tài sản; Tài chính công…
(4). Tư vấn và đề xuất thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh, đáp ứng các yêu cầu thị trường như: Nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, nông nghiệp kết hợp với dịch vụ, du lịch nông thôn…
(5). Đào tạo, bồi dưỡng:
- a) Khoa học chính sách công, quản lý công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- b) Phát triển nông thôn; Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế tập thể, HTX; Ngành nghề nông thôn; Du lịch nông thôn; Khuyến nông; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình khác có liên quan;
- c) Quản trị kinh doanh nông nghiệp; Quản lý doanh nghiệp, HTX, trang trại; phát triển thị trường nông sản; Chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản và diêm nghiệp; Quản lý chất lượng nông sản; Chế biến, bảo quản nông sản;
- d) Tập huấn cho nông dân, cư dân nông thôn có năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường;
đ) Đề xuất và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chính sách đảm bảo phúc lợi cho nông dân;
- e) Công chức, viên chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương theo phân công của Bộ;
- g) Công chức, viên chức và các đối tượng khác có nhu cầu theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(6). Đào tạo giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực phát triển nông thôn khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
(7). Thực hiện các dịch vụ:
- a) Xúc tiến thương mại nông sản;
- b) Phát triển thương hiệu nông sản;
- c) Kiểm định và chứng nhận chất lượng nông sản;
- d) Các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
(8). Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, dịch vụ thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.