Bỏ qua nội dung
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn thông báo đến Quý cơ quan, đơn vị kế hoạch tổ chức lớp “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản”, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tính cấp thiết của chương trình:
Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thay cho Nghị định số 42/2019/NĐ-CP.
Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản. Chỉ thị yêu cầu thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong đó có nhiệm vụ: “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; bảo đảm công cụ, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chấp pháp trên biển”. Chương trình bồi dưỡng này sẽ giúp học viên cập nhật bổ sung những kiến thức mới trong quy định xử phạt về lĩnh vực này, góp phần thực hiện nhiệm vụ cấp bách nêu trên của Chỉ thị.
2. Mục tiêu khóa học:
2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp cho người học kiến thức pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chương trình bồi dưỡng, học viên có thể:
-
Về kiến thức:
-
Nắm vững các quy định chung về vi phạm hành chính và xử phạt hành chính.
-
Nắm vững các quy định của Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
-
Về kỹ năng:
-
Có khả năng phân tích tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
-
Có khả năng thu thập, xác minh và đánh giá chứng cứ vi phạm hành chính về thủy sản.
-
Có khả năng lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
-
Có khả năng thẩm định hồ sơ vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt.
-
Về thái độ: giúp cho người học ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, từ đó luôn luôn học hỏi và nâng cao trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3. Đối tượng tham gia: Công chức thủy sản, kiểm lâm, kiểm ngư, hải quan, quản lý thị trường và công chức làm nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
4. Nội dung chương trình:
Chuyên đề 1: Những quy định chung về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
– Tổng quan về Luật xử lý vi phạm hành chính:
-
Mục đích, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
-
Vi phạm hành chính
-
Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
-
Các quy định khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính
-
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
-
Các bước cơ bản thực hiện xử phạt vi phạm hành chính
-
Quy định về biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính
– Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản:
-
Chương I: Quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng bị xử phạt, thời hiệu xử phạt và các hình thức xử phạt chính (phạt tiền) và bổ sung (tước giấy phép, tịch thu tang vật…).
-
Chương II: Liệt kê chi tiết các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong 8 mục:
-
Chương III: Quy định về thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan như Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra và Kiểm lâm.
-
Chương IV: Điều khoản thi hành, bao gồm hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024, thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 135/2021/NĐ-CP và trách nhiệm thi hành.
Chuyên đề 2: Kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
– Kỹ năng thu thập, xác minh và đánh giá chứng cứ vi phạm hành chính
-
Các loại chứng cứ vi phạm hành chính:
-
Phương pháp thu thập chứng cứ:
-
Quy trình xác minh chứng cứ:
-
Tiêu chí đánh giá chứng cứ:
– Kỹ lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
-
Bước 1: Phân tích tình huống vi phạm hành chính
-
Bước 2: Lựa chọn biểu mẫu để lập hồ sơ xử lý
-
Bước 3: Soạn thảo các biểu mẫu
-
Bước 4: Soạn thảo báo cáo tham mưu đề xuất xử lý vụ việc vi phạm
– Kỹ năng ra quyết định xử phạt
-
Bước 1: Xác định các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
-
Bước 2: Xem xét thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
-
Bước 3: Xem xét quy định về việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
-
Bước 4: Dự thảo nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
-
Bước 5: Công bố quyết định và gửi quyết định
– Bài tập thực hành xử lý tình huống
5. Thời gian và địa điểm:
– Thời gian học tập: 1,5 ngày, 12 tiết. Dự kiến mở lớp trong tháng 08/2024.
– Địa điểm: Trường Chính sách công và phát triển nông thôn.
6. Kinh phí học tập:
– Tiền học phí và tài liệu: 850.000đ/học viên.
– Toàn bộ kinh phí học tập, đi lại, ăn nghỉ của học viên do đơn vị cử đi học tự chi trả.
– Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và tư vấn về kiến thức và kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
7. Biểu mẫu đăng ký:
Quý cơ quan, đơn vị có nhu cầu đăng ký tham gia đề nghị điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu đăng ký (đính kèm) bằng thư và file word qua Email: daotao@prd.edu.vn gửi về Phòng Đào tạo (028.39101423) Trường Chính sách công và PTNT – Số 45 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM trước ngày 10/8/2024.
Người liên hệ: CV Phòng Đào tạo – Anh Đỗ Hữu Phương: 0903735230 (zalo).
Nhận được thông báo này, Trường rất mong các Đơn vị gửi danh sách đăng ký và cử cán bộ đi học theo đúng thời gian quy định để nhà Trường có kế hoạch mở lớp.
